Hệ thống chống bó cứng phanh ABS có thể bạn đã đọc qua nhiều về nó trong các bài viết về xe Mercedes-Benz.

Tuy nhiên bạn có hiểu nó là gì tầm quan trọng như thế nào chưa. Hãy cùng Germanycar tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS là gì?

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS là gì và tầm quan trọng của ABS trên xe ô tô

Hệ thống chống bó cứng này được tắt với tên gọi là ABS, từ được viết tắt lại của cụm Anti-Lock Brake trong tiếng Anh có nghĩa tiếng Việt là chống khóa phanh hay chống bó cứng phanh. Các dòng xe hiện đại ngày nay thì hệ thống này gần như là không thể thiếu và là tiêu chuẩn tối thiểu.

Hệ thống này giúp cho quá trình phanh gấp của xe trở nên an toàn hơn, chính xác hơn, tránh các hiện tượng trượt lết mất ổn định khi phanh nên nó là bộ phận vô cùng quan trọng trên xe. Vậy nguyên lý hoạt động của hệ thống này như thế nào?

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS

Khi bạn chạy với tốc độ cao và có sự cố phải phanh gấp thì rất có thể làm cho bánh xe bị cứng lại, dừng một cách đột ngột. Bánh xe sẽ trượt trên mặt đường và người lái gần như mất đi sự kiểm soát của xe. Lúc này sẽ thực sự rất nguy hiểm vì xe có thể trượt ra khỏi làn đường và tông với chướng ngại vật khác.

Ngày trước khi chưa có hệ thống chống bó cứng phanh ABS thì việc phanh gấp khi đang chạy ở tốc độ cao phải đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm rất nhiều. Kỹ thuật phanh này được gọi là phanh theo ngưỡng thuật ngữ là Threshold Braking, tức là khi phanh người lái xe phải đạp phanh và sau đó nhả ngay lập tức ra. Thời gian nhà phanh phải trước khi bánh xe bị cứng lại và trượt và cứ tiếp tục đạp phanh và nhả ra cho tới khi xe giảm tốc độ một cách từ từ và dừng hẳn. Điểm mấu chốt của kỹ thuật này là người lái phải căn thật chuẩn thời điểm trước khi nhả phanh ra.

Và nguyên lý của hệ thống chống bó cứng phanh ABS cũng hoàn toàn tương tự. Chỉ khác là hệ thống này sẽ điều chỉnh phanh một cách vô cùng chính xác tới từng mili giây.

Một hệ thống ABS bao gồm 4 phần chính đó là: cảm biến tốc độ được gắn ở mỗi bánh xe, van điều khiển bằng máy tính, bơm phục hồi áp lực của phanh thủy lực và bộ phận trung tâm giúp giám sát quá trình vận hành gọi tắt là ECU.

Trong lúc hoạt động khi ECU phát hiện các tín hiệu cho thấy 1 hoặc nhiều bánh xe có tốc độ quay giảm nhanh hơn so với các bánh còn lại. Tức là bánh xe này sắp sửa bị bó cứng, để ngăn ngừa điều này thì hệ thống sẽ can thiệp bằng cách điều chỉnh áp lực của phanh bằng cách đóng mở liên tục các van trên đường dẫn thủy lực.

Toàn bộ quá trình được điều khiển bằng chip và tính toán vô cùng chính xác và nhanh. Lực phanh thay đổi cực kì nhanh, trong vòng 1 phút có thể thay đổi lực lên tới 30 lần dao động từ cực đại tới cực tiểu. Lúc này bánh xe sẽ được giảm tốc mà vẫn có thể tiếp tục quay mà không trượt đi trên mặt đường. Đảm bảo cho người lái vẫn điều khiển hướng đi của xe một cách bình thường.

Chính vì độ an toàn mà nó đem lại cho chiếc xe, hệ thống chống bó cứng phanh gần như là tiêu chuẩn trên mọi chiếc xe hơi hiện đại. Và những chiếc xe của Mercedes-Benz cũng được trang bị hệ thống ABS tốt nhất do hãng tự phát triển. Đem lại cảm giác yên tâm và an toàn tối đa.

Những chiếc xe hơi đầu tiên trên thế giới được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS này là dòng S-Class của Mercedes-Benz vào năm 1978

Ngày nay các dòng xe như xe Mercedes C200, Mercedes C300 AMG…. đều được trang bị hệ thống phanh ABS hiện đại và đã qua nhiều lần cải tiến giúp hệ thống phanh đạt hiệu quả an toàn cao nhất.